Ông Nghè là tên dân gian để gọi những người đỗ Tiến sỹ. Vì thế, Tiến sỹ và ông Nghè chỉ là một.
Thời phong kiến, ở các đô thị miền Bắc nước ta, cứ vào dịp
Tết Trung thu, ngoài những đồ chơi bày bán khắp các phố phường như đèn
ông sao, đèn kéo quân…còn có một món đồ chơi cũng được các bậc cha mẹ và
các em bé rất ưa chuộng- là hình ông Tiến sỹ bằng giấy. Ông
Tiến sỹ này mặc áo thụng xanh, đi hia, đội mũ cánh chuồn, ngồi bảnh
chọe trên ghế, có lọng che, trông thật oai phong và danh giá. Nhà thơ
Nguyễn Khuyến đã miêu tả ông Tiến sỹ giấy này trong một bài thơ trào
phúng có tiêu đề: “Ông Nghè tháng tám” với những câu rất dễ
nhớ:
Cũng cờ cũng biển cũng cân đai
Cũng gọi ông Nghè có kém ai
Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng
Nét son điểm rõ mặt văn khôi
Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ
Cái giá khoa danh ấy mới hời
Ghế chéo lộng xanh ngồi bảnh chọe
Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi
Từ xưa tới nay, khi đọc bài thơ này, ai cũng bảo đây là
Nguyễn Khuyến chửi mấy ông Tiến sỹ rởm, chẳng có tài cán gì và tự đề cao
mình; coi mình mới là Tiến sỹ xịn. Nhưng không phải như vậy. Hiểu thế
là oan cho Nguyễn Khuyến.
Thật ra, ông làm bài thơ này là để tự nhạo báng mình và những
Tiến sỹ cùng thời với ông. Họ đều thuộc hàng tinh hoa của dân tộc, chữ
nghĩa đầy người, tài năng không thiếu mà chẳng giúp ích được gì cho đất
nước, cho dân tộc, đành chịu bó tay, rơi lệ, bất lực trước tầu đồng,
súng sắt của thực dân Pháp xâm lược. Theo ông,Tiến sỹ như vậy thì có
khác nào “đồ chơi”.
Các ông Nghè (Tiến sỹ) thời xưa vào loại cực kỳ thông minh,
chứ không hề dốt nát một tý nào. Ở nước ta, nền khoa cử theo kiểu của
Trung Quốc bắt đầu có từ thời nhà Lý. Đến thời nhà Nguyễn ở thế kỷ XIX,
nền khoa cử này đã đạt đến một trình độ cao và được tổ chức rất chặt
chẽ, quy mô. Khi đó, Triều đình quy định cứ ba năm mở một khoa thi.
Trước hết là thi Hương ở các địa phương để chọn Cử nhân; sau đó thi Hội ở
kinh đô Huế để chọn Tiến sỹ; cuối cùng là thi Đình do Nhà vua trực tiếp
ra đề.
Thi Đình là cuộc đọ sức quyết liệt giữa các Tiến sỹ với nhau để xếp thứ bậc cao, thấp. Thời ấy không có chuyện mua bằng cấp như bây giờ.
Đạt được các học vị Cử nhân hay Tiến sỹ đều là những người thật sự có
tài. Thí dụ: Khoa thi Hương năm Tân Mão (1891) có 1600 thí sinh, nhưng
chỉ có 20 người đỗ Cử nhân. Khoa thi Hội năm Tân Mùi (1871) có 200 Cử
nhân dự thi nhưng chỉ có ba người đỗ Tiến sỹ (trong đó Nguyễn Khuyến đỗ
đầu).
Ngày nay, trong xã hội ta có rất nhiều Tiến sỹ (ông Nghè). Dù
được đào tạo ở trong nước hay ở nước ngoài thì học vị mà họ đạt được
nhìn chung đều xứng đáng, ngang tầm với trình độ của các quốc gia tiên
tiến trên thế giới. Đó là một thực tế hiển nhiên, không thể phủ định.
Song, bên cạnh đó, còn một thực tế khác nữa cũng phải thừa nhận là có
không ít Tiến sỹ “rởm”. Nghĩa là, họ bỏ tiền ra mua bằng cấp đó chứ
không phải họ đạt được do thực lực của chính mình.
Ngày 18/8, trên Blog Kim Dung/ Kỳ Duyên có bài : “200 triệu
đồng lấy được bằng Tiến sỹ Y khoa” . Bài viết của nhóm phóng viên Dòng
Đời . Qua một số nguồn tin, phóng viên trong vai một anh buôn gỗ đã tìm
gặp PGS Đàm Khải Hoàn, Trưởng bộ môn Y học cộng đồng (Trường Đại học y
Thái Nguyên) để nhờ vị PGS này tìm cách “tậu” cho tấm bằng Tiến sỹ Y
khoa danh giá . Sau vài lần trao đổi, bàn bạc , ông Đàm Khải Hoàn đồng ý
tậu cho anh buôn gỗ này tấm bằng Tiến sỹ Y khoa với giá trọn gói là 200
triệu VND.
Xin mở ngoặc để nói thêm là, cái giá 200 triệu của ông PGS
Đàm Khải Hoàn đưa ra để “tậu” tấm bằng tiến sỹ chưa phải là cao đâu. Tôi
được nghe kể là có người phải mua tấm bằng tiến sỹ với giá 500 triệu
.Ngoài việc mua bằng thạc sỹ , tiến sỹ thì việc để có cái học hàm PGS ,
GS người ta cũng phải chi khá đậm , thậm chí rất đậm. Những chuyện như
trên ở đâu cũng có cả. Không ít trường hợp đã bị phát giác và bị xử lý
kỷ luật. Song, những trường hợp lọt lưới vẫn còn nhiều.
Ngoài việc mua bằng cấp thì trình độ của một số ông Nghè
(tiến sỹ) có bằng cấp hẳn hoi chứ không phải mua cũng rất đáng quan
ngại.
Trước đây, khi còn đương chức, tôi được mời tham dự nhiều
buổi bảo vệ luận án Tiến sỹ. Có lần, tôi chứng kiến một nghiên cứu sinh
trong buổi bảo vệ luận án Tiến sỹ của mình đã nói ngọng giữa chữ L và
chữ N. Xin dẫn chứng một câu điển hình: “Tôi nuôn ghi nhớ và
biết ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy giáo sư, tiến sỹ N.K.Đ”.
Thấy tôi cười, ông bạn ngồi cạnh tôi bèn nói đỡ: “Anh thông cảm, trong
ngôn ngữ học, người ta gọi đấy là phương ngôn chứ không phải là nói ngọng”. Đó là chuyện ở trong nước; còn ở nước ngoài thì sao?
Hồi tôi học ở AOH (Viện Hàn lâm khoa học xã hội) Liên Xô được
biết có một số nghiên cứu sinh Việt Nam (tất nhiên chỉ là số ít) tiếng
Nga kém nên họ phải thuê người viết luận án và viết luôn cả bản tóm tắt
để đến hôm bảo vệ cứ thế mà đọc… Còn rất nhiều thí dụ khác nữa, nếu
viết hết ra đây làm sao đủ giấy.
Có lúc tôi nghĩ, nếu cụ Nguyễn Khuyến sống lại thì thế nào cụ cũng sẽ viết bài: “Ông Nghè tháng tám thời nay”./.
Blog Kim Dung
Ancient hot water on Mars points to habitable past
-
New research has uncovered what may be the oldest direct evidence of
ancient hot water activity on Mars, revealing the planet may have been
habitable at so...
1 day ago
0 comments:
Post a Comment