Nhân dịp bà Phạm Thị Kim Hoa, và ông Mordecai Nadav, tác giả cuốn sách Bí mật người Do Thái dạy con làm giàu về Nghệ An chia sẻ về phương pháp dạy con của người Do Thái, Tạp chí Văn hóa có buổi phỏng vấn hai tác giả.
Là một người con xứ Nghệ xa quê hương đã lâu, nay sắp trở lại quê nhà, chị có cảm nghĩ gì? Anh Mordecai Nadav (Motti) cảm nhận như thế nào về đất nước và con người Việt Nam?
Bà Phạm Thị Kim Hoa;Tôi rất vui và xúc động trở lại nơi chôn rau cắt rốn của mình. Xứ Nghệ tuy là nơi tôi không lớn lên nhưng đó là nơi tôi sinh ra, và điều đặc biệt nơi này luôn giữ mãi hoài niệm về tuổi thơ tôi, đó là nơi nằm nghỉ của người cha thân yêu của mình.
Ông Mordecai Nadav:Tôi biết người Việt Nam qua những thước phim về chiến tranh, tôi yêu và khâm phục tinh thần chiến đấu của họ. Hình ảnh về tà áo dài Việt Nam, về những con người cần cù, chịu thương chịu khó, thân thiện và cởi mở… đã in đậm trong tâm trí tôi. Con người Việt Nam thật hiền hòa, mến khách.
Tại sao anh chị quyết định viết sách chia sẻ về bí quyết dạy con của người Do Thái và xuất bản bằng Tiếng Việt?
Ông Mordecai Nadav:Tôi yêu con người và đất nước Việt Nam, trong thâm tôi nghĩ con người Việt Nam là một “dân tộc Do Thái ở phương Đông”. Tôi mong muốn chia sẻ những kinh nghiệm của dân tộc Do Thái đến các bạn Việt Nam. Hai chúng tôi rất thích tìm hiểu về văn hóa của hai dân tộc, chúng tôi thấy có nhiều điểm tương đồng và chúng tôi muốn làm một thứ gì đó cho hai dân tộc xích lại gần nhau hơn. Tôi nghĩ cuốn sách bằng tiếng Việt là sợi dây kết nối này.
Trong tương lai chúng tôi sẽ xuất bản sách thêm vài thứ tiếng như tiếng Anh, Trung, Hàn… Tôi hy vọng cuốn sách của mình sẽ giúp ích cho bạn trẻ, cũng như các gia đình Việt Nam trong tương lai.
Theo anh chị, người Do Thái và người Việt có những điểm nào giống nhau? Tại sao người Do Thái có thể dẫn đầu thế giới?
Ông Mordecai Nadav:Người Do Thái và người Việt Nam có chung một điểm là đều trải qua thời gian dài trong chiến tranh. Để có được cuộc sống như ngày hôm nay, chúng ta đã chịu biết bao khó khăn, gian khó, hy sinh cả xương máu và hạnh phúc. Giống như dân tộc Do Thái có hơn 3000 năm lưu lạc, bị xua đuổi, phải lẩn trốn để bảo vệ bản thân.
Kể từ khi ngôi đền của người Do Thái bị quân Roma phá hủy, chúng tôi đã khóc rất nhiều và luôn tự nhủ chỉ có thể học, học thật tốt thì mới có thể đạt được những gì mình mong muốn. Tôi tin các bạn cũng sẽ làm được điều này, thậm chí còn tốt hơn nữa.
Phương pháp dạy con của người Do Thái có gì đặc biệt? Người Việt nên vận dụng phương pháp dạy con như thế nào cho phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc?
Ông Mordecai Nadav:Tôi không có ý định so sánh về giáo dục, bởi mỗi quốc gia đều có những nét văn hóa, truyền thống, vị trí địa lí khác nhau. Chúng ta tôn trọng và học hỏi những điều hay từ người khác và đừng bao giờ đánh mất bản sắc của mình. Ông bà ta vẫn dạy rằng “Phú quý sinh lễ nghĩa”, khi mà vấn đề cơm áo gạo tiền không đề nặng trên vai mỗi gia đình thì con người sẽ quan tâm đến những vấn đề khác như văn hóa, giáo dục, tư duy cuộc sống…
Nếu muốn thay đổi để tốt đẹp hơn thì phải thay đổi ngay từ bé, muốn gặt thì phải có gieo, muốn đến thì phải có đi. Trách nhiệm thuộc về cha mẹ và nhà trường ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Ở Israel, trẻ em trên 2 tuổi đã tự chăm sóc được cho mình. Tuy là những vấn đề cơ bản nhưng rất cần thiết để giáo dục đào tạo con người, nâng cao chất lượng cuộc sống. Không một dân tộc nào sinh ra đã có nền giáo dục tốt, nó là một quá trình đào tạo, chúng ta thường ví “tre non dễ uốn” là vậy. Tôi không phải là một chuyên gia giáo dục, chỉ là một người thấy cái tốt cái hay của người khác nên học hỏi và ghi lại. Tôi sẽ nêu ra một vài điểm cơ bản cần phải có trong vấn đề giáo dục trẻ em. Đó là:
Phải biết nói lời cảm ơn khi nhận vật gì hay sự giúp đỡ gì từ một người khác, phải biết nói lời xin lỗi khi đã làm phiền hoặc làm buồn ai đó. Không lấy nhầm đồ của người khác, không tạo thói quen vứt rác ngoài đường hay nơi công cộng. Phải học văn hóa xếp hàng để hình ảnh của chúng ta đẹp hơn trong mắt bạn bè quốc tế. Một điều nữa thường gặp ở các gia đình là phải yêu cầu các thành viên rửa tay sạch sẽ trước khi ăn.
*-*
Câu chuyện giáo dục: Những câu chuyện có thật về giáo dục đương đại. Bạn có câu chuyện về giáo dục, hãy gửi tới: schoolnetviet2@gmail.com Nếu copy sang trang khác, vui lòng ghi rõ nguồn bài viết hoặc gắn link bài viết.
0 comments:
Post a Comment