Giáo dục Việt Nam tụt hậu không phải vì thiếu các loại chứng chỉ mà vì thiếu những người thầy thực sự là thầy.
Vừa qua, Bộ Giáo dục & Đào tạo vừa công bố xin ý kiến rộng rãi dự thảo chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học. Nhiều bạn đọc cho rằng, đây là vấn đề mà Bộ cần phải lắng nghe những ý kiến trái chiều của dư luận xã hội để xem xét, cân nhắc kĩ lưỡng trước khi đưa ra quyết định chính thức.
Vừa qua, Bộ Giáo dục & Đào tạo vừa công bố xin ý kiến rộng rãi dự thảo chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học. Nhiều bạn đọc cho rằng, đây là vấn đề mà Bộ cần phải lắng nghe những ý kiến trái chiều của dư luận xã hội để xem xét, cân nhắc kĩ lưỡng trước khi đưa ra quyết định chính thức.
![]() |
Bồi dưỡng giáo viên trở thành bồi dưỡng Yoga - Nguồn internet |
Thực
ra, chủ trương này không mới. Với những mức độ khác nhau, mấy chục năm qua, bồi
dưỡng nghiệp vụ sư phạm
cho giảng viên
là công việc Bộ đã làm và các trường vẫn làm thường xuyên, nhưng hiệu quả chỉ
mang tính hình thức. Trong thực tế, rất nhiều người không có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm
nhưng dạy lại tốt hơn những người kiến thức nghiệp vụ sư phạm được trang bị đến "tận chân
răng". Nghệ thuật giảng dạy là bẩm sinh và tự đào tạo mà có. Đã gọi là bẩm
sinh thì không ai dạy được; còn tự đào tạo là khổ luyện suốt đời.
Từ
ngày có các trường đại học ngoài công lập đến nay, ở đâu thỉnh giảng được mời
cũng có giảng viên
sư phạm và giảng
viên ngoài sư phạm. Bộ thử thăm dò ý kiến sinh viên các trường
đó xem ai dạy tốt hơn? Nếu chất lượng dạy như nhau thì bày ra việc bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
cho giảng viên
đại học chỉ là cách tìm công ăn việc làm cho một số người.
Từ
bao năm nay, ở ta, dạy vẫn là quyền của thầy còn học là bổn phận của trò. Thầy
được dạy và trò phải học. Thế nên mới có chuyện trớ trêu: nhiều người không có
khả năng làm khoa học, thậm chí cả đời chưa viết được một trang cho ra hồn lại
hướng dẫn người khác nghiên cứu khoa học; dạy dở đến mức ma chê qủy hờn nhưng lại
đi bồi dưỡng nghiệp
vụ sư phạm cho người khác!
Còn
nhớ cách đây khoảng 30 năm, khi các trường đại học phía nam vừa mới thành lập,
Bộ đã tổ chức một đoàn cán bộ vào bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên. Trong đoàn, ngoài một số giảng viên
của Đại học Sư phạm Hà Nội còn có nhiều cán bộ nghiên cứu của viện X,Y nào đó của
Bộ. Hình như mấy vị này mới tập tửng đứng trên bục giảng, lấy giáo viên trẻ
chúng tôi làm "thao trường diễn tập" nên rốt cuộc, họ đã không thành
công. Gía như Bộ phân công những giáo sư có uy tín và có kinh nghiệm giảng dạy
biên soạn tài liệu phát cho chúng tôi đọc thì đỡ lãng phí thời gian, công sức,
tiền bạc của người học biết bao nhiêu?
![]() |
Giáo dục Việt Nam tụt hậu không phải vì thiếu các loại chứng chỉ mà vì thiếu những người thầy thực sự là thầy. - Ảnh minh họa, nguồn internet |
Vì
nay lâu loại chứng chỉ này vẫn là một điều kiện cần (một loại giấy thông hành)
nên tất cả những sinh viên tốt nghiệp các trường ngoài sư phạm muốn làm nghề dạy
học đều phải theo học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Năm nào sinh viên cũng than phiền với
chúng tôi, rằng dạy "Phương pháp dạy học" mà chẳng thấy phương pháp
nào cả; rằng sư phạm mà không mô phạm, giáo viên nào cũng chỉ dạy buổi hơn 2 tiết,
ngày hơn 4 tiết nhưng tính dạy cả ngày; rằng đánh giá thiếu khách quan, đến lớp
hay không đều có chứng chỉ, miễn là nạp đủ học phí. Các em không biết rằng, một
khi cả người học lẫn người dạy, thậm chí cả các nhà quản lí đều coi đó là việc
làm hình thức thì nghiêm túc làm gì, chất lượng làm gì và khách quan làm gì?
Như
thế, "bị" bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm chẳng qua là vì áp lực của chứng chỉ. Nếu
khi thi tuyển công chức, ai dạy không được là loại; tiếp đó, cứ dăm bảy năm sát
hạch một lần, ai dạy không đạt yêu cầu là đào thải, thì cần gì chứng chỉ.
Giáo
dục Việt Nam tụt hậu không phải vì thiếu các loại chứng chỉ mà vì thiếu những
người thầy thực sự là thầy. Nếu Bộ Giáo dục & Đào tạo mạnh dạn chuyển hết
những giảng viên yếu kém, trong đó có cả tiến sĩ, sang làm các công việc khác
thì ngay lập tức giáo dục đại học sẽ đổi sắc thay da.
Huế, 12-2012
Tác giả: Vũ Khuê
Nguồn: Cộng tác viên của Câu chuyện giáo dục gửi qua Email.
Trân trọng cám ơn các cộng tác viên đã gửi bài viết, bài sưu tầm hoặc link dẫn bài viết hay cho Câu chuyện giáo dục.
------------------------------------
CCGD: Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay, việc triệu tập giảng viên, giáo viên để bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho họ theo cách làm cũ đã rất lỗi thời, ấu trĩ. Bài này cho ta thấy một góc nhìn về việc bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đại học. Bài viết được viết năm 2012 nhưng vẫn giữ nguyên giá trị và tính thời sự của nó.
CCGD: Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay, việc triệu tập giảng viên, giáo viên để bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho họ theo cách làm cũ đã rất lỗi thời, ấu trĩ. Bài này cho ta thấy một góc nhìn về việc bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đại học. Bài viết được viết năm 2012 nhưng vẫn giữ nguyên giá trị và tính thời sự của nó.
-*-
*-*
Câu chuyện giáo dục: Những câu chuyện có thật về giáo dục đương đại. Bạn có câu chuyện về giáo dục, hãy gửi tới: schoolnetviet2@gmail.com
Nếu copy sang trang khác, vui lòng ghi rõ nguồn bài viết hoặc gắn link bài viết.
0 comments:
Post a Comment