Dối trá là lời nói sai sự thực, việc nói sai như vậy làm sự việc diễn ra theo xung hướng tồi tệ hơn, không giải quyết được sự việc đang khúc mắc. Bất kể tuổi tác nào việc nói dối cũng gây ra một tác dụng tồi tệ. Dối trá làm một người thầy nhìn nhầm học trò mà giao nhiệm vụ quan trọng vì học trò nói dối rằng đã biết hết phương pháp, nhưng khi học trò bắt tay làm đã thiệt mạng vì chưa biết hết và nói dối thầy rằng đã nắm hết, biết hết. như vậy là ngu dốt,
+Việc bán sai giá thành phẩm làm đầu vào nguyên liệu nhảy vọt không đủ tiền trả thù lao cho công nhân, vì sản phẩm và nguyên liệu giống như mắt xích với nhau, bán sai giá thực làm giá cả các thành phần khác có mối liên hệ bị đẩy lên. Giá cả sản phẩm có công thức riêng, việc bán sai giá làm thiệt hại cái khác, giống như gậy ông đập lưng ông vậy.
+Việc nói sai sự thực của người cha làm đứa con nhìn và có tư duy lệch lạc, hành động sai trái về sau. hành động sai ấy lại phủ nhận chính người cha, nếu nghe cha thì sai trái còn nếu không theo thì bất hiểu ngổ nghịch, Vì vậy người cha phải nhận ra sự thực và khi truyền dạy người con bằng điều đó thì sự kinh nghiệm được tích lũy, né tránh được khó khăn, khai thác hết tiềm năng còn không bị rơi vào lệ thuộc và nghèo đói. Cho nên không được dối trá là như vậy.
+ Việc nói sai sự thực trong tình yêu: Khi người yêu nói ra những sự việc hiện tượng trong hiện tại và tương lại nó có tác dụng quan trọng tới tâm lý người bạn, người bạn thấy tin tưởng và hạnh phúc hơn điều gì hết và buông hết theo lời tự sự đó, nhưng hiện tại đúng còn tương lại không đúng người yêu ngỡ ngàng, thất vọng vì đã buông hết tất cả rồi, chỉ còn lại tấm thân xác và niềm tin với người yêu , giờ mất niềm tin vì điều đó không có thực, trong lúc bi quan chán nản đã dấn đến hành động ngu dốt là hủy hoại thân xác. Vậy chính sự dối trá đã gây nên và đó là ngu dốt lớn nhất vậy. Mình đã giết chính người mình yêu đó là ngu dốt lớn nhất vậy.
+ Khi một bệnh nhân nói đang khỏe trong khi gặp hiểm nghèo khiến bác sĩ hay người thân sẽ bắt nhầm bệnh, chính vì vậy mà chết, nếu không nói sai bệnh hiểm nghèo bác sĩ đã có thuốc đặc trị, và có thể kịp thời ra tay ngay để giành giật với tử thần. Bác sĩ nói sai sự việc không tìm nguyên nhân cụ thể đã vội kết luận, nói né tránh vấn đề làm người bệnh lầm tưởng là không bức bách, không tác động người thân nổ lực tìm phương án mới. Ngọn đèn chưa hết dầu mà bị gió thổi tắt ngay vậy. Nghĩa là sự nói sai sự thực không làm vấn đề được cải thiện. Nếu bác sĩ nói rằng căn bệnh ung thư này hiện tại chưa thể trị khỏi nhưng nếu người bệnh an vui mà kiêng cự hy vọng thì sẽ sống được lâu hơn, Không nói gì hết nói bệnh này không sao cả cứ ăn những gì mình thích đi, như vậy độc tố trong thức ăn sẽ làm người bệnh chết mau hơn. Lúc lâm chung người bệnh thấy luyến tiếc vì chưa kịp nói lời cuối vì nghĩ theo lời bác sĩ mình còn khỏe mà chưa làm gì cho người người thân thấy an vui trước khi mình ra đi cả. Như thế là sự ngu dốt, nếu muốn trấn an tâm lý thì trong những lời động viên có truyền đạt thông tin thực về căn bệnh chứ không được dối trá đối với bệnh nhân. Đức Phật nói dối trá là ngu dốt lớn nhất của đời người là vậy.
----------------------------------------------------------------
Đạo phật bắt nguồn từ 2 chữ " nhân duyên" từ đó đưa ra được triết lý về cuộc sông. Đúng là trong cuộc sống con người ghét nhất là sự dối trá vì nó là cội nguồn của tội lỗi , khi con người dối trá chình là đang lam mất dần các giá trị của bản thân làm mất lòng tin với những người xung quanh.
Một ông Vua thời kỳ Chiến Quốc xưa làm đài cao để đốt lửa lên báo với các nước đồng minh khi bị tấn công các nước đem quân tới cứu, Một lần, vì muốn làm vui lòng người ái phi của mình mà đốt lửa lên. Khi các quân đồng minh kéo đến ông ta đứng trên thành với ái phi cười nói: ta muốn làm vui lòng ái phi của ta vậy thôi các nước đem quân về đi .
Đến khi bị tấn công thật đốt lửa lên chẳng thấy nước nào đem quân đến cứu cả thế là ông Vua đó chết mất nước mất cả mạng vì sự dối trá của mình.
----------------------------------------------------------------
Dối trá khi muốn bao biện, che giấu một điều gì đó không có lợi cho ta hoặc muốn người khác hiểu nhầm, lạc hướng dẫn đến những hệ quả có lợi cho ta. Chính thế nên dối trá là bạn thân của cái Tôi vị kỷ. Càng dối trá, xảo ngôn thì nghiệp ngày càng nặng, một hành động như đánh người có thể bị lãng quên sau một vài ngày tháng nhưng một câu nói ra có thể để lại dư âm cả ngàn năm sau.
Trong kinh điển ghi chép lại đã có không ít người, kể cả các bậc cao tăng chỉ vì một câu nói sai lầm mà bị đọa cả mấy trăm kiếp súc sinh hay địa ngục- thế mới biết Khẩu Nghiệp nguy hiểm tới chừng nào.
Lại nữa, trong giáo lý nhà Phật có câu "Ngu mà biết mình ngu là có trí/ Ngu mà nghĩ mình khôn lại là kẻ chí ngu". Muốn tu trước tiên phải chấp nhận lỗi lầm và sai trái của mình trước thì mới có thể sửa đổi mà tu tiến chứ nếu cứ ngụy biện cho cái sai thì không thể nào tiến triển được. Vế sau cũng dụng ý nói đến một phần dối trá vì dối trá sẽ chẳng bao giờ khá lên được vì vậy mà vẫn chìm trong vô minh, tà kiến mãi mãi (kẻ chí ngu).
Thêm vào đó Nhân Quả công bằng, dẫu có làm gì cũng không tránh khỏi Quả báo nên dối trá có khác nào hành động vô ích, vô nghĩa? Một người làm những việc vô ích, vô nghĩa mà lại thuộc dạng bất thiện không phải là ngu dốt sao?
----------------------------------------------------------------
Những thất bại lớn nhất của con người đều do tính tự cao tự đại sinh ra. Sách Cảnh hành lục cho rằng: "Sự tự mãn (tự cho mình đầy đủ) làm cho mình hư. Sự kiêu căng (tự cho mình giỏi) làm mình trở thành ngu.
Chuyện kể rằng: Có đứa con nhà giàu không coi ai ra gì, thích đứng trên cây tè xuống đầu người đi đường, ai cũng ngại nhà ấy mạnh tiền của chẳng dám nói gì.
Một hôm có đoàn quan binh đi qua dưới gốc cây, tay kia tè ngay vào viên quan văn đi đầu, viên quan này gật gù khen giỏi, rồi đi tiếp. Lúc sau viên quan võ đi qua, tay kia vẫn tiếp tục tái diễn trò ấy, nhưng không ngờ viên quan võ nóng tính bèn rút kiếm ra chém phăng đầu đứa xấu chơi.
Người đời thường cười tên ngu dốt và thán phục mưu sâu của viên quan văn, nhưng cái chết thì vẫn dành cho kẻ cao ngạo. Chẳng thế những nước nông nghiệp vùng Đông Nam Á thường dùng biểu tượng cây lúa để đề cao tính khiêm nhường: khi cây mọc càng cao, càng trổ bông trĩu hạt chín vàng thì cây càng cúi thấp để tránh gió đồng ập đến. Lã Khôn thì rút ra bài học: "Khí kiêng nhất là hung hăng, Tâm kiêng nhất là hẹp hòi, Tài kiêng nhất là tự cao", nếu không hiểu được những điều này thì sống trên đời chẳng mấy chốc sẽ thất bại.
----------------------------------------------------------------
Kinh Phật cũng liệt kê điều này vào trong 7 tội lỗi lớn nhất mà người muốn đắc đạo không được mắc phải.
Tục ngữ cũng nhận định rằng: Đường đi hay tối, nói dối hay cùng.
Trên phương diện y học thì nói dối hại tim, suy yếu phổi vì luôn ở tâm trạng đối phó bất ổn. Xét về khía cạnh tâm sinh lý, thì nói dối bao giờ cũng tạo ra những phản ứng trái ngược trong cùng một chủ thể, khiến con người luôn bí bức vì không thể sáng tạo mãi ra những điều không có thật.
Đành rằng, cuộc đời là một sân khấu lớn, nhưng không phải tất cả những nhân vật biểu diễn trong vở kịch đều là nghệ sĩ vĩ đại, thế nên mới nói đổi vai diễn thì dễ còn nhập vai chính hoặc phụ đạt yêu cầu là cả một khoảng cách.
Sở dĩ phải phân tích điều này vì lắm kẻ vẫn huênh hoang và tự hào về khả năng diễn vở trắng - đen mà không biết đang tự mua dây trói mình.
Châm ngôn Trung Quốc nói: Nếu có lương tâm trong sáng cả đời bạn sẽ không phải sợ tiếng gõ cửa lúc nửa đêm. Còn Trình Di lại đúc kết rằng: Lấy lòng chân thật cảm động người ta, thì người ta cũng lấy chân thật mà đãi lại, Lấy cách trí thuật cài đạp người ta, thì người ta cũng lấy trí thuật mà xử lại. Nếu cứ lẩn quẩn mãi như thế, cuộc đời liệu có yên ổn và an nhàn không?
Dối trá với cuộc đời thì chẳng hay ho gì, bởi gieo hạt nào thì gặt quả nấy. Sách Minh tâm dạy rằng: Độ lượng to lớn bao nhiêu thì phúc trạch càng to lớn bấy nhiêu, Mưu sâu độc bao nhiêu thì tai vạ cũng sâu độc bấy nhiêu. Nhưng khi đã tự lừa dối cả bản thân mình, thì quá tội lỗi. Nhẹ nhất là tự huyễn hoặc khả năng, bản chất của cá nhân để yên lòng tồn tại. Nặng hơn tự cho mình là thiên tài, luôn cao giọng răn dạy cuộc đời. Nghiêm trọng nhất là tự cho mình cái quyền quyết định, hay phán xử tất cả mọi sự việc, mức độ này thường dẫn đến hành động oai hùng thái quá gây tổn hại đến tinh thần và tính mạng người khác. Thường thì người ta hay tự an ủi bằng những lý do không đúng sự thật về những điều xấu mình đã gây ra, cốt để yên tâm tạm thời còn phần lớn thời gian luôn cảm thấy bất an, nơm nớp. Nên Kinh thư mới nhắc: Làm điều thành thật thì bụng yên ổn và mỗi ngày một hay. Làm điều gian dối thì bụng băn khoăn và mỗi ngày một dở. Không tự lừa dối mình và mọi người cũng có nghĩa là phải chứng minh sự thật bằng mọi giá.
Chuyện cổ kể rằng, có người thợ đào được hòn đá bên trong có ngọc đem dâng vua, vua không tin, kết tội nói dối nên chặt chân trái. Vua sau lên ngôi, người này cũng đem ngọc đến dâng và vua cũng bảo gian dối, chặt nết chân phải. Đời vua sau nữa lên ngôi, người thợ đến chân núi khóc suốt 3 ngày đêm đến chảy cả máu mắt. Vua đến hỏi thì người thợ nói, khóc vì ngọc mà nhầm là đá - thật mà cho là dối!
Vua bèn sai đập hòn đá ra, thì quả có hòn ngọc bên trong.
----------------------------------------------------------------
0 comments:
Post a Comment