Tối 22/12, xác nhận với PV VTC News, Đại tá Lê Văn Tam - Giám đốc Công an Đà Nẵng cho biết, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) phối hợp với Công an Đà Nẵng đã tiến hành công bố Quyết định khởi tố bị can ngày 20/12 đối với Phan Văn Anh Vũ (còn gọi là Vũ “nhôm”, SN 1975 tại Đà Nẵng).
Ông Vũ "nhôm" là Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần xây dựng Bắc Nam 79, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CO Nova Bắc Nam 79 – nay là Công ty CP đầu tư và phát triển Chấn Phong)
Ông Phan Văn Anh Vũ bị khởi tố bị can do đã có hành vi “Cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước”, phạm vào Điều 263 BLHS.
Quyết định khởi tố bị can được công bố tại nhà riêng của Phan Văn Anh Vũ (ở số 82 Trần Quốc Toản, phường Hải Châu 1, quận Hải Châu, Đà Nẵng).
Vũ ‘nhôm’ đã bị bắt, việc điều tra tiến hành ra sao?
Dư luận đang thắc mắc, vì sao ông Phan Văn Anh Vũ (Vũ “nhôm”) thường được biết tới là đại gia bất động sản ở Đà Nẵng lại bị khởi tố tội “Cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước” theo Điều 263 Bộ luật Hình sự ?.
Ngày 4-1, thông tin từ Bộ Công an cho biết cơ quan an ninh điều tra của Bộ đã tiếp nhận bắt bị can Phan Văn Anh Vũ.
Theo tội danh đã khởi tố
Phân tích các quy định pháp luật về điều tra đối với trường hợp Vũ "nhôm", luật sư Bùi Quang Nghiêm (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng theo thông tin công bố của Bộ Công an, Phan Văn Anh Vũ (Vũ "nhôm") đã bị Bộ Công an bắt giữ. Như vậy, bị can Vũ đang bị tạm giam để phục vụ điều tra.
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, bị can Vũ sẽ bị tạm giam để phục vụ công tác điều tra theo chỉ đạo của thủ trưởng cơ quan điều tra đối với tội danh đã bị khởi tố: lấy cung, đối chất (nếu có), giám định các tài liệu liên quan (nếu có).
Trước đó, ông Vũ đã bị khởi tố tội danh cố ý làm lộ bí mật nhà nước, đầu tiên cơ quan điều tra sẽ làm rõ hành vi của ông Vũ theo tội danh này.
Nếu quá trình điều tra còn phát hiện thêm hành vi vi phạm khác, cơ quan điều tra tiếp tục xem xét thêm các hành vi khác.Ngay khi bị bắt, theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, ông Vũ có thể mời luật sư để bào chữa và hỗ trợ cho mình trong quá trình bị điều tra.
Khi kết thúc quá trình điều tra, cơ quan điều tra có thể ban hành kết luận điều tra và chuyển hồ sơ sang viện KSND đề nghị truy tố bị can theo tội danh đã bị khởi tố và điều tra.
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, bị can có thể làm đơn xin đọc hồ sơ vụ án của chính vụ án của mình sau khi kết thúc quá trình điều tra. Đây là quy định mới của Bộ luật hình sự hiện hành.
Đã làm lộ những bí mật gì?
Luật sư Trương Anh Tú (Đoàn luật sư Hà Nội) phân tích Vũ "nhôm" đã bị khởi tố về tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước. Ông Vũ biết bị khởi tố và đã bỏ trốn làm quá trình điều tra bị gián đoạn.
Ngày 4-1, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã bắt được Vũ "nhôm" theo lệnh truy nã. Như vậy, những khó khăn trong quá trình điều tra đã không còn.
Như các vụ án hình sự khác, khi bị bắt về VN, Vũ "nhôm" sẽ bị tạm giam ngay để phục vụ quá trình điều tra. Vụ án sẽ trải qua các tiến trình tố tụng điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.
Ông Vũ đã bỏ trốn ra nước ngoài nên trường hợp ông được tại ngoại trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử là điều không thể.
Quá trình điều tra vụ án, nếu phát hiện tội phạm khác thì Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an sẽ khởi tố bổ sung.
Đặc biệt, việc bắt và điều tra Vũ "nhôm" sẽ trả lời được những câu hỏi mà dư luận đã đặt ra trong thời gian qua: Vũ "nhôm" đã làm lộ những bí mật gì? Ai là người đã báo tin Vũ bị điều tra, khởi tố để bị can bỏ trốn?..
Như đã thông tin, Phan Văn Anh Vũ bị Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Singapore (ICA) bắt ngày 28-12-2017 do vi phạm đạo luật di trú của Singapore và bị trục xuất sau đó.
Theo thông tin từ luật sư người Singapore Reme Choo Zheng Xi, ông Vũ (với hộ chiếu mang tên Phan Van Anh Vu) bị bắt lúc 11h ngày 28-12 khi đang làm thủ tục xuất cảnh từ Singapore qua Malaysia tại cửa khẩu tiếp giáp với bang Johor của Malaysia.
Hộ chiếu của ông Vũ lúc này đã bị phía Việt Nam hủy nên không còn hợp pháp khi ông Vũ tìm cách sang Malaysia.
Trước đó, chiều 21-12, Bộ Công an đã ra lệnh khởi tố bị can ông Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "nhôm") về hành vi "Cố ý làm lộ tài liệu bí mật Nhà nước" theo Điều 263 Bộ Luật hình sự. Cùng với lệnh khởi tố bị can, lực lượng công an đã khám xét nhà của Vũ "nhôm" tại Đà Nẵng.
Tuổi trẻ H.ĐIỆP - T.LỤA ghi
Tại sao khởi tố Vũ “nhôm” về tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước?
Cơ quan An ninh điều tra- Bộ Công an vừa quyết định khởi tố bị can đối với ông Phan Văn Anh Vũ (thường gọi là Vũ “nhôm”) với tội danh Cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước theo Điều 263 Bộ luật Hình sự. Ông Vũ “nhôm” cũng đã bị cơ quan điều tra ra quyết định truy nã sau khi xác định ông không có mặt tại nơi cư trú, số 82 Trần Quốc Toản, phường Hải Châu 1, quận Hải Châu, Đà Nẵng. Từ đây nảy sinh nhiều thắc mắc trong dư luận: Vì sao một doanh nhân, đại gia bất động sản như ông Vũ “nhôm” lại bị khởi tố về tội này?
Luật sư Phạm Văn Phất - Trưởng văn phòng luật An Phát Phạm (Hà Nội) cho biết, Điều 263 Bộ luật Hình sự 1999 quy định về “Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ tài liệu bí mật nhà nước”:
1. Người nào cố ý làm lộ bí mật nhà nước hoặc chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ tài liệu bí mật nhà nước, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 80 (tội gián điệp) của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.
2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Theo luật sư Phất, “cố ý làm lộ bí mật nhà nước” có thể được hiểu là hành vi cố ý để cho các bí mật nhà nước bị tiết lộ ra bên ngoài (dùng lời nói, chữ viết, miêu tả, kể lại, cho người khác xem tài liệu ...).
Thuộc nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính, cả 4 tội quy định tại Điều 263 (tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt bí mật nhà nước; tội mua bán bí mật nhà nước; tội tiêu hủy bí mật nhà nước) đều xâm phạm đến sự an toàn của bí mật nhà nước, xâm hại đến an ninh quốc gia, an toàn về đối nội cũng như đối ngoại của đất nước.
Theo Pháp lệnh số 30/2000 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về bảo vệ bí mật nhà nước (sau đây gọi tắt là “Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước”) thì “Bí mật nhà nước là những tin về vụ, việc, tài liệu, vật, địa điểm, thời gian, lời nói có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ, các lĩnh vực khác mà Nhà nước không công bố hoặc chưa công bố và nếu bị tiết lộ thì gây nguy hại cho Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Căn cứ vào tính chất quan trọng của nội dung tin, mức độ nguy hại nếu bị tiết lộ, các tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước được chia làm ba mức độ Tuyệt mật, Tối mật và Mật (Điều 4 Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước).
Pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi thu thập, làm lộ, làm mất, chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ trái phép bí mật nhà nước và việc lạm dụng bảo vệ bí mật nhà nước để che dấu hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân hoặc làm cản trở việc thực hiện các kế hoạch nhà nước.
Người nào vi phạm các quy định của Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước và các quy định khác của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật (Điều 20 Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước).
Tuy vậy, luật sư Phạm Văn Phất cho rằng, đến nay chưa có văn bản pháp luật nào hướng dẫn cụ thể về tính chất, mức độ vi phạm quy định về bảo vệ bí mật nhà nước như thế nào thì bị xử lý vi phạm hành chính, khi nào thị sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và thế nào thì được coi là gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Trao đổi với PV Dân trí, luật sư Nguyễn Văn Hậu - Phó Chủ tịch Hội luật gia TPHCM phân tích, Cố ý làm lộ bí mật nhà nước là làm cho người khác biết được bí mật bằng mọi hình thức (lời nói, chữ viết, hình vẽ…). Tội phạm hoàn thành khi người thứ hai không có trách nhiệm biết được bí mật đó.
Luật sư Hậu khẳng định, chủ thể của tội Cố ý làm lộ bí mật nhà nước là người có trách nhiệm quản lý bí mật nhà nước, nhưng cũng có thể là người dân bình thường như người bỏ tiền ra để trao đổi, mua bán thông tin bí mật nhà nước nhằm trục lợi…
“Phải bắt được Vũ “nhôm” thì mới biết được bí mật nhà nước đó có được mua - bán hay không, truy ngược lại tại sao lại có được tài liệu này?. Và hơn hết sẽ làm rõ được việc ai đã thông báo để Vũ “nhôm” biết đường bỏ trốn trước thời điểm bị khởi tố như vậy?”- luật sư Hậu phân tích.
Thế Kha - Dân Trí
Vì sao khởi tố ông Vũ "nhôm" tội làm lộ bí mật Nhà nước?
Không phải là một cán bộ công chức làm việc trong các cơ quan Nhà nước, vì sao đại gia Vũ "nhôm" bị khởi tố tội làm lộ bí mật Nhà nước?
Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an vừa quyết định khởi tố bị can đối với ông Phan Văn Anh Vũ (Vũ nhôm) với tội danh “Cố ý làm lộ tài liệu bí mật Nhà nước” theo Điều 263 Bộ Luật Hình sự.
Cơ quan An ninh điều tra cũng đã ra quyết định truy nã ông Vũ nhôm sau khi xác định ông không có mặt tại nơi cư trú ở Đà Nẵng.
Đáng chú ý, ông Vũ nhôm không phải là cán bộ công chức Nhà nước, vậy vì sao ông Vũ nhôm lại bị khởi tố về tội danh này?
Trao đổi với Báo Giao thông về trường hợp này, Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM cho biết, Điều 263 Bộ Luật hình sự đã quy định rất rõ về tội cố ý làm lộ bí mật Nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật Nhà nước.
Theo luật sư Hậu, cố ý làm lộ bí mật Nhà nước là loại tội phạm này xâm phạm an ninh đối nội, đối ngoại của Nhà nước thông qua hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng và bảo vệ bí mật Nhà nước (theo danh mục đã được quy định). Đối tượng tác động của tội phạm này là bí mật Nhà nước, trong đó, danh mục bí mật Nhà nước trong từng ngành, lĩnh vực được quy định rất cụ thể.
Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước là làm cho người khác biết được bí mật bằng mọi hình thức (lời nói, chữ viết, hình vẽ…). Tội phạm hoàn thành khi người thứ hai không có trách nhiệm biết được bí mật đó.
Bên cạnh đó, còn có hành vi chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước bằng cách dùng vũ lực, lén lút, cướp giật, lừa đảo để có được bí mật Nhà nước. Tội phạm hoàn thành khi bí mật thoát khỏi sự quản lý của người quản lý.
Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM phân tích thêm, cố ý làm lộ bí mật của Nhà nước còn thể hiện qua việc mua bán tài liệu bí mật Nhà nước, ví dụ như dùng tiền để trao đổi, mua các thông tin thuộc phạm vi bí mật Nhà nước như thông tin về quy hoạch, đất đai. Tội phạm này hoàn thành khi người phạm tội có hành vi mua hoặc bán nội dung tài liệu bí mật, không cần tài liệu bí mật được trao cho người mua mà chỉ cần hai bên mua bán đã thỏa thuận được việc mua bán đó (người mua nhận tài liệu hoặc sao chép tài liệu đó, người bán nhận tiền, tài sản có giá trị).
Luật sư Hậu cho biết, chủ thể của tội phạm Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước là người có trách nhiệm quản lý bí mật Nhà nước, nhưng cũng có thể là người dân bình thường – bất cứ ai có năng lực tránh nhiệm hình sự. Ví dụ những người này bỏ tiền để trao đổi, mua thông tin bí mật Nhà nước nhằm trục lợi, cũng được coi là cố ý làm lộ bí mật Nhà nước.
Với tội danh Cố ý làm lộ bí mật nhà nước mà đại gia Vũ “nhôm” vừa bị khởi tố, luật sư Hậu cho biết người phạm tội có thể đối mặt với nhiều mức án với các hành vi phạm tội gây hậu quả khác nhau.
Cụ thể, phạt tù từ 2-7 năm nếu cố ý làm lộ bí mật Nhà nước hoặc chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 80 của BLHS (về tội gián điệp, chống phá Nhà nước).
Phạt tù từ 5-10 năm nếu phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng; Phạt tù từ 10-15 năm nếu phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
24h.com.vn
Ai để lộ bí mật nhà nước cho Vũ nhôm?
"Một doanh nghiệp không thể có bí mật nhà nước. Chỉ có những đồng chí có trách nhiệm và những cơ quan có trách nhiệm mới được giao bí mật nhà nước"
Ai để lộ?
Bộ Công an đã khởi tố Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ ''nhôm'') về hành vi ''Cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước''. Điều này khiến dư luận băn khoăn rằng, tại sao Vũ ''nhôm'' có bí mật nhà nước mà để lộ?
Trao đổi với Đất Việt ngày 23/12, ĐBQH Nguyễn Bá Sơn (Đoàn Đà Nẵng) cho rằng, vấn đề này chắc chắn sẽ được cơ quan điều tra làm rõ một cách đầy đủ.
Đồng quan điểm, bà Bùi Thị An — nguyên ĐBQH khóa XIII tin tưởng rằng, cơ quan có trách nhiệm có khả năng làm rõ được vấn đề mà dư luận đang quan tâm. Tới lúc đó sẽ hạ hồi phân giải.
Theo bà An, khi mà Bộ Công an công khai với báo chí và công luận về việc khởi tố Phan Văn Anh Vũ về hành vi ''Cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước'' thì phải khẳng định kết luận ấy là đúng. Nếu đúng thì phải làm rõ ai đã để lộ bí mật nhà nước?.
Lỗ hổng lớn
Cơ quan chức năng xác định, bị can Phan Văn Anh Vũ không có mặt tại nơi cư trú ở số 82 Trần Quốc Toản (Đà Nẵng) và không biết bị can đang ở đâu, do đó đã phát lệnh truy nã Vũ ''nhôm''.
Câu chuyện này khiến nhiều người cảm thấy băn khoăn. Mặc dù đang trong ''tầm ngắm'' của cơ quan chức năng, vậy tại sao Vũ ''nhôm'' có thể biến mất trước khi bị khám nhà?
Về vấn đề này, ĐBQH Nguyễn Bá Sơn cho rằng, việc không tìm thấy Vũ ''nhôm'' tại nơi cư trú cũng giống như câu chuyện trước đây về Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy…
Rõ ràng những con người này trước đó đã vướng phải những ồn ào. Khoảng thời gian mà dư luận đặt nghi vấn, báo chí, cơ quan chức năng vào cuộc đến khi họ bị khởi tố là một quãng thời gian dài, đây chính là lỗ hổng lớn dẫn đến những sự việc gần đây.
Theo vị ĐBQH đoàn Đà Nẵng, trước đây có các biện pháp tiền tố tụng, tức là cho phép các cơ quan có quyền quản lý con người, quản lý đối tượng trước khi khởi tố. Hiện nay không còn quy định này. Đó chính là vấn đề tạo ra những lỗ hổng trong thời gian vừa qua.
Trong khi đó, bà Bùi Thị An đặt ra câu hỏi: Ai để lộ những bí mật nhà nước cho Vũ ''nhôm biết'', và vấn đề này có liên quan gì đến chuyện khi cơ quan chức năng khởi tố thì Vũ ''nhôm'' biến mất hay không? Theo bà, đây cũng là một vấn đề quan trọng cần phải được làm rõ.
Nguồn: Đất Việt
''Một doanh nghiệp không thể có bí mật nhà nước. Chỉ có những đồng chí có trách nhiệm và những cơ quan có trách nhiệm mới được giao bí mật nhà nước. Cá nhân, tập thể được giao phải có trách nhiệm bảo vệ những bí mật đó.
Vậy tại sao những bí mật nhà nước lại để để lộ ra ngoài? Ai để lộ? Vấn đề này không phải đơn giản nữa, đây là một vấn đề lớn cần phải được làm rõ'', — vị ĐBQH khóa XIII nhấn mạnh.
'Trong câu chuyện của Vũ nhôm có gì đó chưa được chặt chẽ lắm về nguyên tắc tố tụng. Nó không chặt chẽ ở chỗ, một người đã vào diện cần áp dụng những biện pháp ban đầu, mặc dù chưa phải là biện pháp chính thức lại đột nhiên ''biến mất'' khỏi địa phương.
Theo quy định từ khi có quyết định khởi tố bị can mới áp dụng các biện pháp ngăn chặn như cấm rời khỏi nơi cư trú hoặc tạm giam, còn trước đó đối tượng vẫn được đảm bảo đầy đủ các quyền tự do cư trú, đi lại, không bị quản lý.
Tuy nhiên đó là cách để giải thích với dư luận, với báo chí, với công chúng. Về mặt nghiệp vụ mà nói người này đi đâu không biết thì nó lại trở thành câu chuyện khiến cho dư luận chưa đồng tình'', — ông Sơn nêu quan điểm.
Cơ quan An ninh điều tra- Bộ Công an vừa quyết định khởi tố bị can đối với ông Phan Văn Anh Vũ (thường gọi là Vũ “nhôm”) với tội danh Cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước theo Điều 263 Bộ luật Hình sự. Ông Vũ “nhôm” cũng đã bị cơ quan điều tra ra quyết định truy nã sau khi xác định ông không có mặt tại nơi cư trú, số 82 Trần Quốc Toản, phường Hải Châu 1, quận Hải Châu, Đà Nẵng. Từ đây nảy sinh nhiều thắc mắc trong dư luận: Vì sao một doanh nhân, đại gia bất động sản như ông Vũ “nhôm” lại bị khởi tố về tội này?
Luật sư Phạm Văn Phất - Trưởng văn phòng luật An Phát Phạm (Hà Nội) cho biết, Điều 263 Bộ luật Hình sự 1999 quy định về “Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ tài liệu bí mật nhà nước”:
1. Người nào cố ý làm lộ bí mật nhà nước hoặc chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ tài liệu bí mật nhà nước, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 80 (tội gián điệp) của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.
2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Theo luật sư Phất, “cố ý làm lộ bí mật nhà nước” có thể được hiểu là hành vi cố ý để cho các bí mật nhà nước bị tiết lộ ra bên ngoài (dùng lời nói, chữ viết, miêu tả, kể lại, cho người khác xem tài liệu ...).
Thuộc nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính, cả 4 tội quy định tại Điều 263 (tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt bí mật nhà nước; tội mua bán bí mật nhà nước; tội tiêu hủy bí mật nhà nước) đều xâm phạm đến sự an toàn của bí mật nhà nước, xâm hại đến an ninh quốc gia, an toàn về đối nội cũng như đối ngoại của đất nước.
Theo Pháp lệnh số 30/2000 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về bảo vệ bí mật nhà nước (sau đây gọi tắt là “Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước”) thì “Bí mật nhà nước là những tin về vụ, việc, tài liệu, vật, địa điểm, thời gian, lời nói có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ, các lĩnh vực khác mà Nhà nước không công bố hoặc chưa công bố và nếu bị tiết lộ thì gây nguy hại cho Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Căn cứ vào tính chất quan trọng của nội dung tin, mức độ nguy hại nếu bị tiết lộ, các tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước được chia làm ba mức độ Tuyệt mật, Tối mật và Mật (Điều 4 Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước).
Pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi thu thập, làm lộ, làm mất, chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ trái phép bí mật nhà nước và việc lạm dụng bảo vệ bí mật nhà nước để che dấu hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân hoặc làm cản trở việc thực hiện các kế hoạch nhà nước.
Người nào vi phạm các quy định của Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước và các quy định khác của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật (Điều 20 Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước).
Tuy vậy, luật sư Phạm Văn Phất cho rằng, đến nay chưa có văn bản pháp luật nào hướng dẫn cụ thể về tính chất, mức độ vi phạm quy định về bảo vệ bí mật nhà nước như thế nào thì bị xử lý vi phạm hành chính, khi nào thị sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và thế nào thì được coi là gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Trao đổi với PV Dân trí, luật sư Nguyễn Văn Hậu - Phó Chủ tịch Hội luật gia TPHCM phân tích, Cố ý làm lộ bí mật nhà nước là làm cho người khác biết được bí mật bằng mọi hình thức (lời nói, chữ viết, hình vẽ…). Tội phạm hoàn thành khi người thứ hai không có trách nhiệm biết được bí mật đó.
Luật sư Hậu khẳng định, chủ thể của tội Cố ý làm lộ bí mật nhà nước là người có trách nhiệm quản lý bí mật nhà nước, nhưng cũng có thể là người dân bình thường như người bỏ tiền ra để trao đổi, mua bán thông tin bí mật nhà nước nhằm trục lợi…
“Phải bắt được Vũ “nhôm” thì mới biết được bí mật nhà nước đó có được mua - bán hay không, truy ngược lại tại sao lại có được tài liệu này?. Và hơn hết sẽ làm rõ được việc ai đã thông báo để Vũ “nhôm” biết đường bỏ trốn trước thời điểm bị khởi tố như vậy?”- luật sư Hậu phân tích.
Thế Kha - Dân Trí
Vì sao khởi tố ông Vũ "nhôm" tội làm lộ bí mật Nhà nước?
Không phải là một cán bộ công chức làm việc trong các cơ quan Nhà nước, vì sao đại gia Vũ "nhôm" bị khởi tố tội làm lộ bí mật Nhà nước?
Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an vừa quyết định khởi tố bị can đối với ông Phan Văn Anh Vũ (Vũ nhôm) với tội danh “Cố ý làm lộ tài liệu bí mật Nhà nước” theo Điều 263 Bộ Luật Hình sự.
Cơ quan An ninh điều tra cũng đã ra quyết định truy nã ông Vũ nhôm sau khi xác định ông không có mặt tại nơi cư trú ở Đà Nẵng.
Đáng chú ý, ông Vũ nhôm không phải là cán bộ công chức Nhà nước, vậy vì sao ông Vũ nhôm lại bị khởi tố về tội danh này?
Trao đổi với Báo Giao thông về trường hợp này, Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM cho biết, Điều 263 Bộ Luật hình sự đã quy định rất rõ về tội cố ý làm lộ bí mật Nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật Nhà nước.
Theo luật sư Hậu, cố ý làm lộ bí mật Nhà nước là loại tội phạm này xâm phạm an ninh đối nội, đối ngoại của Nhà nước thông qua hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng và bảo vệ bí mật Nhà nước (theo danh mục đã được quy định). Đối tượng tác động của tội phạm này là bí mật Nhà nước, trong đó, danh mục bí mật Nhà nước trong từng ngành, lĩnh vực được quy định rất cụ thể.
Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước là làm cho người khác biết được bí mật bằng mọi hình thức (lời nói, chữ viết, hình vẽ…). Tội phạm hoàn thành khi người thứ hai không có trách nhiệm biết được bí mật đó.
Bên cạnh đó, còn có hành vi chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước bằng cách dùng vũ lực, lén lút, cướp giật, lừa đảo để có được bí mật Nhà nước. Tội phạm hoàn thành khi bí mật thoát khỏi sự quản lý của người quản lý.
Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM phân tích thêm, cố ý làm lộ bí mật của Nhà nước còn thể hiện qua việc mua bán tài liệu bí mật Nhà nước, ví dụ như dùng tiền để trao đổi, mua các thông tin thuộc phạm vi bí mật Nhà nước như thông tin về quy hoạch, đất đai. Tội phạm này hoàn thành khi người phạm tội có hành vi mua hoặc bán nội dung tài liệu bí mật, không cần tài liệu bí mật được trao cho người mua mà chỉ cần hai bên mua bán đã thỏa thuận được việc mua bán đó (người mua nhận tài liệu hoặc sao chép tài liệu đó, người bán nhận tiền, tài sản có giá trị).
Luật sư Hậu cho biết, chủ thể của tội phạm Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước là người có trách nhiệm quản lý bí mật Nhà nước, nhưng cũng có thể là người dân bình thường – bất cứ ai có năng lực tránh nhiệm hình sự. Ví dụ những người này bỏ tiền để trao đổi, mua thông tin bí mật Nhà nước nhằm trục lợi, cũng được coi là cố ý làm lộ bí mật Nhà nước.
Với tội danh Cố ý làm lộ bí mật nhà nước mà đại gia Vũ “nhôm” vừa bị khởi tố, luật sư Hậu cho biết người phạm tội có thể đối mặt với nhiều mức án với các hành vi phạm tội gây hậu quả khác nhau.
Cụ thể, phạt tù từ 2-7 năm nếu cố ý làm lộ bí mật Nhà nước hoặc chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 80 của BLHS (về tội gián điệp, chống phá Nhà nước).
Phạt tù từ 5-10 năm nếu phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng; Phạt tù từ 10-15 năm nếu phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
24h.com.vn
Ai để lộ bí mật nhà nước cho Vũ nhôm?
"Một doanh nghiệp không thể có bí mật nhà nước. Chỉ có những đồng chí có trách nhiệm và những cơ quan có trách nhiệm mới được giao bí mật nhà nước"
Ai để lộ?
Bộ Công an đã khởi tố Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ ''nhôm'') về hành vi ''Cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước''. Điều này khiến dư luận băn khoăn rằng, tại sao Vũ ''nhôm'' có bí mật nhà nước mà để lộ?
Trao đổi với Đất Việt ngày 23/12, ĐBQH Nguyễn Bá Sơn (Đoàn Đà Nẵng) cho rằng, vấn đề này chắc chắn sẽ được cơ quan điều tra làm rõ một cách đầy đủ.
Đồng quan điểm, bà Bùi Thị An — nguyên ĐBQH khóa XIII tin tưởng rằng, cơ quan có trách nhiệm có khả năng làm rõ được vấn đề mà dư luận đang quan tâm. Tới lúc đó sẽ hạ hồi phân giải.
Theo bà An, khi mà Bộ Công an công khai với báo chí và công luận về việc khởi tố Phan Văn Anh Vũ về hành vi ''Cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước'' thì phải khẳng định kết luận ấy là đúng. Nếu đúng thì phải làm rõ ai đã để lộ bí mật nhà nước?.
Lỗ hổng lớn
Cơ quan chức năng xác định, bị can Phan Văn Anh Vũ không có mặt tại nơi cư trú ở số 82 Trần Quốc Toản (Đà Nẵng) và không biết bị can đang ở đâu, do đó đã phát lệnh truy nã Vũ ''nhôm''.
Câu chuyện này khiến nhiều người cảm thấy băn khoăn. Mặc dù đang trong ''tầm ngắm'' của cơ quan chức năng, vậy tại sao Vũ ''nhôm'' có thể biến mất trước khi bị khám nhà?
Về vấn đề này, ĐBQH Nguyễn Bá Sơn cho rằng, việc không tìm thấy Vũ ''nhôm'' tại nơi cư trú cũng giống như câu chuyện trước đây về Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy…
Rõ ràng những con người này trước đó đã vướng phải những ồn ào. Khoảng thời gian mà dư luận đặt nghi vấn, báo chí, cơ quan chức năng vào cuộc đến khi họ bị khởi tố là một quãng thời gian dài, đây chính là lỗ hổng lớn dẫn đến những sự việc gần đây.
Theo vị ĐBQH đoàn Đà Nẵng, trước đây có các biện pháp tiền tố tụng, tức là cho phép các cơ quan có quyền quản lý con người, quản lý đối tượng trước khi khởi tố. Hiện nay không còn quy định này. Đó chính là vấn đề tạo ra những lỗ hổng trong thời gian vừa qua.
Trong khi đó, bà Bùi Thị An đặt ra câu hỏi: Ai để lộ những bí mật nhà nước cho Vũ ''nhôm biết'', và vấn đề này có liên quan gì đến chuyện khi cơ quan chức năng khởi tố thì Vũ ''nhôm'' biến mất hay không? Theo bà, đây cũng là một vấn đề quan trọng cần phải được làm rõ.
Nguồn: Đất Việt
''Một doanh nghiệp không thể có bí mật nhà nước. Chỉ có những đồng chí có trách nhiệm và những cơ quan có trách nhiệm mới được giao bí mật nhà nước. Cá nhân, tập thể được giao phải có trách nhiệm bảo vệ những bí mật đó.
Vậy tại sao những bí mật nhà nước lại để để lộ ra ngoài? Ai để lộ? Vấn đề này không phải đơn giản nữa, đây là một vấn đề lớn cần phải được làm rõ'', — vị ĐBQH khóa XIII nhấn mạnh.
'Trong câu chuyện của Vũ nhôm có gì đó chưa được chặt chẽ lắm về nguyên tắc tố tụng. Nó không chặt chẽ ở chỗ, một người đã vào diện cần áp dụng những biện pháp ban đầu, mặc dù chưa phải là biện pháp chính thức lại đột nhiên ''biến mất'' khỏi địa phương.
Theo quy định từ khi có quyết định khởi tố bị can mới áp dụng các biện pháp ngăn chặn như cấm rời khỏi nơi cư trú hoặc tạm giam, còn trước đó đối tượng vẫn được đảm bảo đầy đủ các quyền tự do cư trú, đi lại, không bị quản lý.
Tuy nhiên đó là cách để giải thích với dư luận, với báo chí, với công chúng. Về mặt nghiệp vụ mà nói người này đi đâu không biết thì nó lại trở thành câu chuyện khiến cho dư luận chưa đồng tình'', — ông Sơn nêu quan điểm.
0 comments:
Post a Comment