Vài
năm nay, dù có lúc thưa lúc nhặt nhưng nói chung, những trang viết phanh phui "anh
hùng khai man" Hồ Xuân Mãn (nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế) vẫn
hiển thị đều đều trên mặt báo. Chỉ riêng mục "Danh gia vọng tộc Hồ Xuân
Mãn" đã có hàng loạt bài bêu riếu anh hùng dỏm này. Mỗi lần đọc những bài
báo ấy, trong tôi lại hiện lên chân dung của một ông "vua cố đô" với nét
mặt hãnh tiến, lông mày rậm, mưu mô cao nhưng trí não lùn; một người "Bước
qua đồng chí để thăng tiến"; "Bước lên vai thủ trưởng để vinh
danh"; "Gom công đồng đội để làm thành tích",...(tít của các bài
viết về chủ đề "ngao ngán anh hùng" Hồ Xuân Mãn trên các báo lớn).
Tôi già hơn Hồ Xuân Mãn dăm tuổi. Lắm lúc trộm nghĩ, giá như mai kia
chẳng may đầu óc mình lú lẫn, làm một việc gì đó vô phúc mạt đức, bị giới
truyền thông tung lên ném xuống vài ba lần như thế, chắc cũng phải đột tử. Vậy
mà ông Mãn bị dư luận tới tấp bôi tro trát trấu hàng năm trời vẫn ăn no ngủ say
và đặc biệt, vẫn tự nhiên như người... nguyên thủy!
Có người khen
ông Hồ Xuân Mãn thần kinh tốt nên chịu đòn giỏi. Lại có kẻ mỉa mai, thêm cho
Mãn danh hiệu thứ ba là "Gan anh hùng" (tên
một bộ phim Trung Quốc). Là một người đã từng mặc áo lính, nhiều năm tắm mình trong
mưa bom bão đạn, khi truy tìm căn nguyên hiện tượng "tự tha hóa" của
ông Hồ Xuân Mãn, tôi có một cách nhìn khác: Dù trong
hồ sơ lí lịch, ông Mãn có ghi trình độ văn hóa của
mình là lớp 4, lớp 5 hoặc đại học tại chức, từ xa gì đó, thì với tôi, ông ta
vẫn là một người thấp kém về học thức. Cách sống cũng như cách thức đối nhân xử
thế của chính ông đã nói lên điều ấy. Một người có học thức đàng hoàng, được
đào tạo đến nơi đến chốn và biết khiêm tốn học người, học đời thì chẳng dại gì
khi báo công, 2 thành tích lại khuếch đại lên thành 17 để được phong tặng danh
hiệu, dù là danh hiệu gì (Theo các nguồn tin từ báo chí, trong 17 thành tích mà
ông Mãn kê khai chỉ có 2 thành tích được UBKTT.Ư xác minh là đúng sự thật).
Vải
thưa sao che được mắt thánh? Hơn nữa, thời chiến tranh, thành tích của người lính
nơi chiến trận đồng nghĩa với máu xương nên làm sao các cựu chiến binh - những nhân chứng sống có thể để cho Mãn yên? Khi
trên chiến trường khốc liệt, trùng trùng lớp lớp đồng chí, đồng hương của mình đã
hiến trọn tuổi xanh vì độc lập tự do của tổ quốc, cho đến
phút giây ngã xuống, nhiều người trong số họ trên
ngực vẫn không một tấm huy chương. Hồ Xuân Mãn làm được những gì, đóng góp cho cuộc
chiến được bao nhiêu mà lại nghiễm nhiên "hóa thân" thành anh
hùng?
Có người khen ông Hồ Xuân Mãn thần kinh tốt nên chịu đòn giỏi. Lại có kẻ mỉa mai, thêm cho Mãn danh hiệu thứ ba là "Gan anh hùng" (tên một bộ phim Trung Quốc). Là một người đã từng mặc áo lính, nhiều năm tắm mình trong mưa bom bão đạn, khi truy tìm căn nguyên hiện tượng "tự tha hóa" của ông Hồ Xuân Mãn, tôi có một cách nhìn khác: Dù trong hồ sơ lí lịch, ông Mãn có ghi trình độ văn hóa của mình là lớp 4, lớp 5 hoặc đại học tại chức, từ xa gì đó, thì với tôi, ông ta vẫn là một người thấp kém về học thức. Cách sống cũng như cách thức đối nhân xử thế của chính ông đã nói lên điều ấy. Một người có học thức đàng hoàng, được đào tạo đến nơi đến chốn và biết khiêm tốn học người, học đời thì chẳng dại gì khi báo công, 2 thành tích lại khuếch đại lên thành 17 để được phong tặng danh hiệu, dù là danh hiệu gì (Theo các nguồn tin từ báo chí, trong 17 thành tích mà ông Mãn kê khai chỉ có 2 thành tích được UBKTT.Ư xác minh là đúng sự thật).
![]() |
Những cựu chiến binh tham gia tố cáo ông Mãn. Ảnh: V.LONG (PLO)
|
Thế nhưng, cọc đèn vốn tối chân! Vì tầm nhìn của ông Mãn "ngắn chẳng tày gang", và những tưởng muốn gì được nấy nên lòng tham cũng không có điểm dừng. Và rốt cuộc là, tham quá hóa dại. Đã "chạy" được danh hiệu “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Hồ Xuân Mãn vẫn chưa thỏa thuê, gian dối cướp giật thành tích của đồng đội đang sống hoặc đã khuất để có thêm danh hiệu "Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân" cho "trọn bộ", để rồi cả hai không chỉ bị dư luận kiến nghị Trung ương tước hết mà còn bị xã hội phẫn nộ, lên án và bêu danh. Gieo tính cách, gặt số phận. Hậu quả là Hồ Xuân Mãn đã để lại cho cá nhân, con cháu, người thân và gia tộc một nỗi nhục buồn xuyên thế kỷ.
Chính vì lẽ đó mà, chừng nào Ban Thi đua – Khen thưởng T.Ư chưa xử lý dứt điểm việc khai man thành tích để được phong tặng danh hiệu "Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân" của ông Hồ Xuân Mãn, chừng đó dư luận xã hội vẫn còn nổi sóng!
HOA FAN
*-*
Câu chuyện giáo dục: Những câu chuyện có thật về giáo dục đương đại. Bạn có câu chuyện về giáo dục, hãy gửi tới: schoolnetviet2@gmail.com Nếu copy sang trang khác, vui lòng ghi rõ nguồn bài viết hoặc gắn link bài viết.
0 comments:
Post a Comment