![]() |
Theo phong tục ở Làng Vạng (Tên gọi của làng Phương Viên), tháng Chạp còn gọi là tháng “Chạp mả” - một truyền thống tâm linh bao đời, cũng là một hoạt động mang tính truyền thống trong dòng tộc, giáo dục con cháu về nguồn gốc dòng họ, giới thiệu cho con cháu biết đó là mồ mả của trong dòng họ.
Đối với người dân nơi đây, Chạp mả được xem là ngày lễ quan trọng của dòng tộc, theo phong tục truyền thống bao đời, thể hiện lòng thành kính với tổ tiên, nhớ về cội nguồn. Con cháu các thế hệ mong muốn năm mới đến, tất cả mọi thứ đều phải được chuẩn bị tươm tất, phải chăm sóc sửa sang các phần mộ người thân … để người đã khuất cũng được ăn Tết như người sống.
Một năm chỉ có một lần nên ai cũng tranh thủ về để có mặt đông đủ. Nếu con cháu không có mặt vào những ngày này thì rất có lỗi với cha ông và bị người lớn quở trách. Công việc Chạp mả được cháu con thực hiện nghiêm túc, thể hiện sự kính trọng và tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên.
Theo thông lệ, ngày Chạp mả của mỗi dòng họ là ngày mùng 2 tháng chạp hoặc ngày mùng 4 tháng chạp. Người dân nơi đây chọn 2 ngày này làm ngày chạp mả bởi đây là 2 ngày chợ phiên đầu tiên của tháng chạp. Trước đây, chợ ở làng Vạng họp theo phiên, mỗi phiên diễn ra vào sáng các ngày có tận cùng là 2,4,7,9. Chỉ vào những ngày này mới có thức ăn, đồ cúng lễ được bày bán ở chợ.
Trong ngày Lễ Chạp mả, đồng thời cùng diễn ra lễ nhập họ cho các cháu trai của dòng họ mới sinh. Lễ chạp mả ở đây chỉ dành cho cánh đàn ông. Chỉ nam giới mới tham gia dự lễ chạp mả còn phụ nữ sẽ ở nhà. Lễ nhập họ cũng chỉ nhập cho những cháu trai, những cháu gái không có tên trong gia phả dòng họ.
Đến ngày đã quy định, từ rất sớm cả dòng họ tập chung tại nhà ông Trưởng họ. Ông trưởng họ sẽ phân công công việc cho từng người. Bất kể thời tiết xấu tốt, trời vừa hừng sáng, một cánh đàn ông rai tráng, lo việc dẫy mả tảo mộ, một cánh khác sẽ đi chợ và làm những mâm cỗ thịnh soạn nhất trong năm và sắp lên bàn thờ cúng tổ tiên. Các cụ cao tuổi ở nhà lo việc cúng bái và làm lễ nhập họ cho những thành viên mới.
Vị tộc trưởng khấn tổ tiên, xin phép nhập họ cho cháu bé mới sinh. (Ảnh: TT&VH)
Buổi lễ nhập họ diễn ra trang trọng, vị trưởng họ khấn tổ tiên, tâu bày mọi sự trong khi bố ông nội, các anh của cháu bé ngồi ghế bên, chú ý lắng nghe với tất cả sự thành kính của mình.
Phải là người am hiểu văn sách, lại nắm chắc chi trên nhánh dưới của dòng họ, mới được phép trịnh trọng mở các cuốn gia phả viết bằng chữ quốc ngữ, trên những "cuốn thư" dài như... cuộn dây thừng và kẻ vẽ tên của cháu bé mới sinh được nối đúng vào các "điểm mấu" chuẩn xác trong cây gia phả.
Người dân ở đây tin rằng việc làm này có sự chứng kiến của chư vị thần linh của các bậc tổ phụ và của... cháu bé sơ sinh, cho nên họ thực thi nghi lễ rất cẩn trọng, thành kính. Thủ tục không thể thiếu là người ghi tên cháu bé vào gia phả, người lớn tuổi phải phân tích ngọn ngành, chi trên nhánh dưới, truyền thống gia đình cho các thành viên có mặt nghe. Đó là bài học giáo dục truyền thống thực sự.
Đám trai đinh trong họ vác cuốc đi ra mộ. Theo thông lệ, con cháu phải tự dẫy cỏ trên mả để mộ phần ông bà, người thân được sạch sẽ, đẹp đẽ hơn. Trước khi dẫy, vị có chức sắc cao nhất trong đoàn đưa mọi người đến ngôi mộ có vai vế cao nhất, thắp hương khấn vái với thần hoàng bổn xứ và người đã khuất. Những người hiểu biết về người trong nấm mồ sẽ kể cho cả đám trai đinh nghe về thân thế, sự nghiệp và vai vế của người đã khuất trong dòng họ. Cứ như thế, đời này truyền đời khác con cháu trong dòng họ không quên công lao của ông bà, tổ tiên.
Người dân ở đây tin rằng việc làm này có sự chứng kiến của chư vị thần linh của các bậc tổ phụ và của... cháu bé sơ sinh, cho nên họ thực thi nghi lễ rất cẩn trọng, thành kính. Thủ tục không thể thiếu là người ghi tên cháu bé vào gia phả, người lớn tuổi phải phân tích ngọn ngành, chi trên nhánh dưới, truyền thống gia đình cho các thành viên có mặt nghe. Đó là bài học giáo dục truyền thống thực sự.
![]() |
Cây đa cổ thụ bên đình làng Vạng - Tương truyền, khi chém vào thân cây thì cây ứa ra máu. |
Sau khi sửa sang mồ mả, con cháu sẽ thắp nén nhang lên mộ để tưởng nhớ công đức sinh thành của cha ông và mong được tổ tiên phù hộ cho thế hệ hôm nay và mai sau gặp nhiều may mắn, làm ăn khấm khá, rạng rỡ công danh, không làm những việc ảnh hưởng xấu tới danh dự của dòng tộc, mọi người trong họ tộc đoàn kết đùm bọc, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau…
Cũng tại lễ Chạp mã, con cháu làm ăn sinh sống ở nơi xa nay có dịp để gặp gỡ bà con họ hàng của mình, nhận mặt nhau, cùng nhau ôn lại truyền thống của tộc họ và gia đình để đời đời giữ gìn, thắt chặt tình yêu thương, đoàn kết trong dòng tộc, tưởng nhớ từng người đã khuất bóng đang nằm dưới những nấm mồ kia
Chạp mả (Ảnh trên Internet) |
Cũng tại lễ Chạp mã, con cháu làm ăn sinh sống ở nơi xa nay có dịp để gặp gỡ bà con họ hàng của mình, nhận mặt nhau, cùng nhau ôn lại truyền thống của tộc họ và gia đình để đời đời giữ gìn, thắt chặt tình yêu thương, đoàn kết trong dòng tộc, tưởng nhớ từng người đã khuất bóng đang nằm dưới những nấm mồ kia
Đối với đám trai đinh làm nhiệm vụ nấu ăn, họ sẽ nấu những món ăn truyền thống của người Việt. Trong các món ăn, hai món không thể thiếu là xôi trắng và gà trống luộc.
Cùng với những mâm cỗ được bày trí đẹp, hấp dẫn. Họ chia phần cho từng đinh mang về nhà. Các phần đều bằng nhau. Sau khi ăn xong, mỗi người phải mang một phần về để bà, mẹ, chị, em gái ở nhà ăn. Việc này nhắc nhở mỗi người không quên các thành viên khác trong gia đình và phải chăm lo cho nhau và cũng là lộc của các cụ trong dòng họ ban phát cho con cháu. Khi mang phần về, phụ nữ trong nhà phải ăn hết số phần đã mang về để thụ lộc của các cụ trong dòng họ đã ban cho.
Trong khi chia phần như vậy, các trai định kể cho nhau nghe về từng gia đình, số người, việc làm ăn, vai vế mỗi gia đình trong dòng họ. Như vậy, cũng là cách họ tìm hiểu về các gia đình trong dòng họ.
Trong khi chia phần như vậy, các trai định kể cho nhau nghe về từng gia đình, số người, việc làm ăn, vai vế mỗi gia đình trong dòng họ. Như vậy, cũng là cách họ tìm hiểu về các gia đình trong dòng họ.
Khoảng trưa, mọi việc đã xong tại nhà thờ của tộc họ, sau khi "phẩm vật" được dọn lên bàn, các bàn thờ trang trí lộng lẫy, thắp hương đèn sáng loá, hương trầm nghi ngút khói. Ông trưởng họ cho tiến hành làm nghi thức kính nhớ ông bà tổ tiên, những vị đại diện từng Chi trong họ tộc đứng trước tay cầm mấy nén hương giơ cao khấn vái lạy ba lần, đằng sau con cháu vòng tay đứng hai bên cúi đầu ba cái.
Tất cả cùng thành tâm khấn mời chư vị về nhà thờ tộc để sum họp và hưởng phẩm vật con cháu dâng lên ...cầu xin các đấng đã khuất phù hộ che chở cho con cháu trong tộc họ luôn được đón lành, tránh dữ, phù giúp cho gia đình được bình yên, may mắn về tài lộc, con cái học hành tấn tới rạng ngời công danh, sức khỏe và tràn đầy hạnh phúc…
Trong không khí thiêng liêng, ấm áp với hương trầm nghi ngút, hình như tổ tiên, ông bà đã về chứng giám, sum họp cùng cháu con.
Mâm cổ được bày lên mọi người theo thứ vị trong tộc cùng con cháu quây quần bên nhau, ăn uống chuyện trò. Nhấm nháp chén rượu tràn ngập niềm vui và hạnh phúc, để cái Tết sắp tới càng thêm nhiều niềm vui tràn đầy ý nghĩa.
![]() |
"Rồng thiêng" xuất hiện trên đê Làng Vạng - Ảnh chụp từ góc tam quan đầu làng |
![]() |
Gác chuông chùa Thượng (Trong khuôn viên Quan âm cổ tự" |
![]() |
Hội Làng - Nghi lễ rước kiệu Thành hoàng làng được khôi phục vào ngày 12-6 năm 1986 sau khi phục dựng ngôi đình cổ của làng bị chính quyền xã phá năm 1971 |
![]() |
Kể từ năm 1986 đến nay, vào ngày 12-2 âm lịch vẫn điễn ra lễ rước kiệu |
![]() |
Chú hề thường đi đầu đoàn rước kiệu |
![]() |
Vật dân tộc được tổ chức trong ngày hội làng Vạng |
![]() |
Các lão nông cùng tham gia đấu vật mang tính biểu tượng để con cháu học tập Ảnh: Múa đài trước khi giao đấu, thể hiện tinh thần thượng võ và hòa khí của môn đấu vật |
Về tiền đóng góp trong lễ chạp mả mọi người tham gia đều bình đẳng, không kể giàu nghèo. Sau khi tính toán, số tiền được chia đều cho số người trong dòng họ. Từ cụ già đến cháu bé mới nhập họ, số tiền đóng góp là như nhau.
Tuy đã ảnh hưởng bởi đô thi hóa, nhưng phong tục Chạp mả đầy ý nghĩa nhân văn, tâm linh và truyền thống vẫn được gìn giữ ở một làng quê ven đô. Để con cháu nhớ đến mồ mả ông bà, cha mẹ và truyền thống dòng họ, để những người xa xứ luôn nhớ về quê hương, nơi họ đã sinh ra và lớn lên.
0 comments:
Post a Comment