
Nếu chỉ nhìn bên ngoài từ con đường đại lộ đẹp nhất nước thì ai cũng nghĩ đây là một khu đô thị sầm uất với những nhà cao tầng khép kín. Nhưng đi sâu tìm hiểu mới thấy sự phân hóa giàu nghèo đến khó tưởng tượng.
Những báo cáo về giáo dục của Hà Nội cho thấy, Hà Nội đã hoàn toàn phổ cập THPT. Nhưng trường hợp dưới đây (Không phải là duy nhất) sẽ cho thấy, báo cáo này đã bỏ lọt (Báo cáo láo) những đứa trẻ không được học hành đầy đủ, dù địa phương này nổi tiếng là đất học của đất xứ Đoài.
Mười tuổi, Thảo đã phải nghỉ học theo mẹ ra chợ bưng bê, rửa bát. Với em, ước mơ được đi học thật quá xa vời…
Thảo thoăn thoắt làm công việc hàng ngày
Ngày ngày, Thảo theo mẹ là cô Nguyễn Thị Yến (thôn Phương Viên, xã Song Phương, Hoài Đức, Hà Nội) ra chợ mưu sinh. Từ đó đến nay đã được hơn 3 năm.
Do phải nhọc nhằn lao động sớm nên dáng người Thảo gầy quắt lại.
Trong khi đó, Trần Đức Hiếu (em trai Thảo) bị suy dinh dưỡng, thân hình gầy gò. Một bên mắt trái của em lúc nào cũng nheo lại, nhà nghèo không có tiền để khám chữa nên nhìn ngày càng kém.
5h sáng, khi những đứa trẻ cùng trang lứa còn say giấc ngủ, 2 chị em đã theo mẹ ra chợ Vạng, xã Song Phương, huyện Hoài Đức, Hà Nội.
Thảo rán đậu khá thuần thục
Khi chợ Vạng bắt đầu nhộn nhịp, Thảo bưng bún cho khắp các tiểu thương trong chợ, đôi chân trần cứ thoăn thoắt. Hồi lâu, dường như đã thấm mệt, em ngồi xuống mặt bơ phờ, chân tay rệu rạo.
Thảo tâm sự: 'Nhà cháu nghèo quá nên không có tiền cho cháu đi học. Cháu cũng không muốn làm ở đây nữa, nhìn các bạn đi học cháu thèm lắm. Làm ở đây, mọi người toàn trêu chọc này khác...'.
Trên khuôn mặt ngây thơ của cô bé đang ở cái tuổi 'ăn chưa no, lo chưa tới' lúc nào cũng nở nụ cười tươi dù phải sớm vật lộn với cơm áo gạo tiền.
Làm từ lúc tờ mờ sáng đến 3h mới được về, mỗi ngày chủ quán bún trả cho ba mẹ con 20 nghìn đồng.
Cô Yến khuôn mặt khắc khổ, mái tóc hoa râm, vừa ngồi rửa bát vừa kể:
Cô Yến rửa bát đũa thuê tại chợ Vạng
Chồng tôi bỏ đi theo người phụ nữ khác từ lâu. Gia đình nghèo, không có nổi mảnh đất cắm dùi, chính quyền địa phương thấy tôi khổ quá nên cho ở tạm chỗ giếng chùa ngày xưa.
Tôi mua được một ít gạch cũ, và được một nhà cho tấm prô - xi măng mang về lợp gọi là lấy chỗ che mưa, che nắng, đến nay đã được 8 năm, khi nào mưa là dột, không thể nào ngủ được.
Thảo và Hiếu đứng dưới căn nhà lụp xụp
Nghĩ thương con nhưng chỉ biết để trong lòng'.
Ông Trần Văn Tạo, Trưởng thôn Phương Viên, xã Song Phương cho biết: 'Cô Nguyễn Thị Yến là người ở làng này, có thời gian cô đi khai hoang ở Tuyên Quang nhưng khổ cực quá lại trở về địa phương.
Gia đình cô Yến nghèo nhất thôn Phương Viên, tôi cũng mong muốn các mạnh thường quân giúp đỡ để cô ấy và 2 con vượt qua những khó khăn này'.
-*-
*-*
Câu chuyện giáo dục: Những câu chuyện có thật về giáo dục đương đại. Bạn có câu chuyện về giáo dục, hãy gửi tới: gockhuatgiaoduc@gmail.com
Nếu copy sang trang khác, vui lòng ghi rõ nguồn bài viết hoặc gắn link bài viết.
0 comments:
Post a Comment