1. Ai cũng làm tốt cả, nhưng vì sao dân vẫn ăn bẩn?
Nhân chuyện ở Vũng Tàu vừa có phát
hiện một cơ sở chế biến cà phê bẩn từ đậu nành và hóa chất có xuất xứ từ
Trung Quốc, ông chủ nhãn hiệu cà phê Thái Hòa lên báo “vạch mặt” chi
tiết những hóa chất “chết người” được dùng chế biến cà phê bẩn lâu nay.
![]() |
Một số phụ gia độc hại được các hộ kinh doanh bất chính hòa trộn vào càphê. |
Ông bảo do thói quen của người tiêu
dùng Việt thích uống cà phê có 4 đặc điểm “đặc, đắng, sánh, bọt” nên các
hộ sản xuất thường pha trộn nhằm đáp ứng thị hiếu, “gu” thưởng thức của
người dùng.
Theo đó, đặc = đường cháy cộng tinh
bột nhiều loại; đắng = hạt cau và thuốc ký ninh dùng điều trị sốt rét;
sánh = bằng chất tạo sánh CMC và bột ngô, bột đậu nành; bọt = hóa chất
công nghiệp, chất tạo bọt Sodium Lauryl Sunlfate có có trong nước rửa
chén, dầu gội đầu.Và tất cả đều là những hóa chất độc hại, gây bệnh ung
thư!
Thật ra thì những thông tin của ông
chủ Thái Hòa đã rất cũ, vì theo nhà cháu tận mắt chứng kiến, bây giờ
không còn ai dùng hạt cau hay bột đậu để tạo đắng, tạo bọt cho cà phê
nữa mà tất cả đều được thay bằng một loại hóa chất nước xuất xứ từ Trung
Quốc. Cũng như nước mắm và rượu trắng, cứ hòa vào nước lọc, lắc lắc là
muốn đắng có đắng, muộn bọt có bọt, muốn rượu có rượu, muốn nước mắm có
nước mắm!
Khủng khiếp như vậy nhưng trên diễn
đàn Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nông lại khẳng định là đã chặn đứng nguồn
cung từ bên ngoài, rằng đã phối hợp với Bộ Y hết sức nhịp nhàng và chặt
chẽ. Tiện thể Bộ Y giảm nhẹ tình tiết rằng ung thư mỗi năm 150 nghìn
người mắc và 75 nghìn người chết đâu mỗi do thực phẩm bẩn mà còn do ô
nhiễm môi trường…
Ung thư thì nhiều nguyên nhân lắm,
riêng thực phẩm thì các bộ liên quan đều làm rất tốt, rất nhịp nhàng…
Nhưng không ai trả lời được câu hỏi của Bí thư Thành ủy HCM Đinh La
Thăng: “Anh Phát và chị Tiến nói các bộ phối hợp với nhau rất tốt, nhưng
tại sao dân vẫn phải ăn bẩn?".
Tại sao nhỉ?
Đắng lòng quá các mẹ ạ!
Xem tại đây..
và tại đây.
2. Chúng ta đã làm gì ngoài ngồi chờ “dòng nước phương Bắc”?
ĐBSCL những ngày này vẫn quay quắt
trong đỉnh hạn trong khi “dòng nước phương Bắc” dự kiến phải ngày 4.4
mới về tới. Và thời gian chờ đợi “dòng nước phương Bắc” đã vô tình lộ ra
nhiều thực trạng và câu hỏi đắng lòng.
![]() |
Đến nay, đã có hàng trăm ngàn hécta lúa bị chết do hạn hán và xâm nhập mặn gây ra. |
Ví như từ năm 2000-2011, khả năng trữ
lũ của vùng Tứ Giác Long Xuyên đã bị giảm đến khoảng 4,7 tỉ mét khối do
việc xây dựng ô đê bao khép kín ở vùng này với diện tích hơn 1.000km2.
Như vậy, ĐBSCL mất đi 4,7 tỉ mét khối
nước để đẩy mặn trong mùa khô cho vùng ven biển. Hóa ra một phần đại hạn
lần này lại đến từ “nhân tai”!
Ví như có sự khác biệt rất lớn về nhận
thức và cách thức chuẩn bị để ứng phó với nguy cơ này. Bằng chứng là
ngay từ khi Trung Quốc bắt đầu xây dựng các con đập lớn trên sông Mekong
thì Thái Lan đã ngay lập tức có biện pháp ứng phó.
Trong
nhiều năm, Thái Lan đã bắt đầu xây dựng hệ thống thủy lợi bao gồm hồ
chứa và hệ thống dẫn nước khá quy mô và đồ sộ sử dụng nước từ các phụ
lưu của sông Mekong và hiện đang phát huy tác dụng chống hạn.
Còn
Việt Nam thì gần như ngược lại. Chúng ta đã gần như không làm bất cứ
điều gì để ứng phó với nguy cơ hạn hán được đánh giá là nghiêm trọng
nhất trong vòng 100 năm trở lại đây và hậu quả như hôm nay là điều đã
được cảnh báo trước!
Nước
đến chân mới nhảy không chỉ có trong câu chuyện hạn hán, mà còn là sự
quen thuộc trong cách xử lý các vấn đề của nền kinh tế thường thấy trong
những năm qua.
xem tại đây..
và tại đây.
3. Vay tiền doanh nghiệp để lát… vỉa hè
![]() |
Cổng trường “khủng” ở Trường THCS Xuân Hóa. |
Tờ Thanh Niên vừa phát hiện huyện Minh
Hóa (Quảng Bình) là một trong các huyện nghèo nhất trên cả nước nhưng
lại có rất nhiều công trình lãng phí.
Ví như
một trường tiểu học xây cái tường rào hết 616 triệu đồng, cổng trường
174 triệu đồng và sân bê tông đến 587 triệu đồng. Đến mức người trong
cuộc cũng thừa nhận là “xây xong mới thấy to, hơi phô trương…” trong lúc
trên địa bàn huyện còn hàng chục phòng học tạm bợ, xơ xác.
Lãng
phí kiểu huyện nghèo ở miền núi như Minh Hóa vừa giận vừa thương. Nhưng
nghe thông tin này thì các mẹ có thể “lên máu”: Quận 1 TPHCM vừa thống
nhất kế hoạch toàn bộ vỉa hè thuộc 134 tuyến đường trên địa bàn sẽ được
lát đá granite, đồng bộ hệ thống hạ tầng với tổng kinh phí ước tính
khoảng 1.000 tỷ đồng!
Theo
lời ông Chủ tịch quận thì số tiền 1000 tỷ đồng là do “các doanh nghiệp
cam kết sẵn sàng bỏ tiền ra đầu tư và quận sẽ trả chậm trong 3-5 năm,
không tính lãi suất”!
Nghe
qua cũng có thể tặc lưỡi, nhưng lại thấy ngậm đắng nuốt cay thế nào đó
khi nhìn lại thực tế vỉa hè nhiều tuyến đường ở quận 1 TPHCM hiện còn
chất lượng và sạch đẹp hơn nền nhà của ối quần chúng nhân dân ở chính
quận 1.
Hay
bức ảnh bệnh nhân nhi phải lóp ngóp bò ra ở gầm giường để “chào Bí thư”
khi ông Đinh La Thăng đến thăm một bệnh viện ngay trung tâm thành phố.
Nợ
không lãi cũng là nợ. Và thay vì vay nợ để làm đẹp thì có thể dùng để
làm điều gì đó có ích hơn, ặn no và chữa bệnh chẳng hạn!
Xem tại đây..
và tại đây.
4. Bụng quan tham ăn không biết no
Tờ Phụ
nữ TPHCM vừa có cái tít khá ấn tượng là “dạ dày to hơn con chữ” để nói
về hàng loạt vụ ăn ăn chặn tiền giáo viên và cả bữa ăn của học sinh
nghèo trên khắp cả nước thời gian qua mà mới nhất là của hiệu trưởng
Trường Tiểu học Hàm Thạnh 1 ở Bình Thuận với số tiền ông này tư túi là
45 triệu đồng!
Gần trường học là bệnh viện. Hôm qua, TAND TPHCM đã xét xử nguyên Nguyên
giám đốc Bệnh viện Bưu điện về hành vi lập khống 13 nghìn hồ sơ để
chiếm hàng chục tỷ đồng trong khi hoạt động của bệnh viện này rất khó
khăn về kinh phí vì chủ yếu dựa vào kinh phí hỗ trợ của VNPT!
![]() |
Nguyên giám đốc Bệnh viện Bưu điện bị truy tố vì đã chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng của Nhà nước. |
Quan to ăn to, quan nhỏ ăn nhỏ, “họ ăn
không chừa thứ gì” như thừa nhận cay đắng của Phó Chủ tịch nước Nguyễn
Thị Doan. Và hôm qua trên diễn đàn Quốc hội, có đại biểu nói rằng Việt
Nam không cải cách tiền lương (ý là tăng lương) thì sẽ khó chống được
tham nhũng và cửa quyền, nhưng cải cách như thế nào, tăng lương cho cán
bộ đến bao nhiêu thì bụng đủ no để không thèm tham nhũng nữa thì không
thấy đề xuất!
Tham
nhũng do đâu? Do bụng quan tham ăn mấy cũng thấy no! Nhưng vì sao bụng
quan tham lại ăn mấy cũng không thấy no? Nhà cháu không trả lời được bởi
bệnh này y học bó tay! Bởi vậy lương của các quan có cải cách lên ngàn
tỷ đồng/ tháng thì vẫn ăn không thấy no và vẫn tham nhũng như chưa hề
được tham nhũng các mẹ ạ!
Xem tại đây..
tại đây..
và tại đây.
5. Có niềm tin đâu mà lãng phí?
Trên
diễn đàn Quốc hội mới đây, dân biểu Đỗ Văn Đương (TPHCM) nêu nghịch lý
trong khi thu ngân sách chỉ 1 triệu tỷ đồng mỗi năm thì riêng chi lương
thường xuyên cho cán bộ hành chính đã hết 400 nghìn tỷ đồng.
Đó là sự lãnh phí đến từ việc không tinh giảm được biên chế hay còn gọi là đuổi việc cán bộ bất tài.
Nghe
xong không thể không liên tưởng đến nhận xét của ông Stuart Schaag -
Tham tán thương mại (Đại sứ quán Mỹ) nhận xét trước đó mấy hôm về “bệnh
mới” của quan chức Việt: Bệnh ngồi nhiều!
Ông
Stuart Schaag cho rằng, quan chức, lãnh đạo địa phương của Việt Nam hãy
mau rời khỏi bàn làm việc, đừng ngồi mãi ở văn phòng, phải chủ động tìm
đến hội nghị quốc tế để gặp gỡ nhà đầu tư tiềm năng mà "chào hàng".
Cũng
không thể nào quên được lý giải của ông Trần Ngọc Duy – Trưởng phòng Nội
vụ quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) than thở cán bộ quận ông phải làm việc từ
12-14 tiếng/ ngày và 9h tối cơ quan vẫn còn sáng đèn!
Nhưng
nhà cháu thích cách lý giải của ông Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ
nhiệm Văn phòng Quốc hội: Bản chất của quan chức Việt xuất thân chủ yếu
từ nông dân, chịu ảnh hưởng tư tưởng phong kiến nên hễ có chút quan là
phải có người phục vụ. Họ cần người tham mưu để điều công việc. Và sâu
xa nhất là bản chất quan liêu, tư tưởng hễ làm quan thì nghĩ tới chuyện
hưởng thụ.
Quan
chức toàn vậy nên dân biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm của TPHCM hôm trước than
thở: Điều khiến nhân dân đang giảm sút niềm tin chính là việc triển
khai thực hiện, nói không đi đôi với làm.
Và “trong những cái lãng phí thì lãng phí nhất là giảm sút niềm tin của nhân dân”, dân biểu Tâm nói.
Thật ra thì làm gì có niềm tin mà lãng phí?
Xem tại đây
..và tại đây.
0 comments:
Post a Comment